Bộ thủ Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov

Tôi cho rằng cách người Việt học chữ Hán qua 1000 năm hơn đã có phần xa cái gốc nguyên-thủy ở bên Tàu nên có nhiều ngữ-nghĩa đã khác cách hiểu của họ. Các cụ ta ắt đã tự đặt ra một quy-thức cho nó "nhập gia tùy tục" chăng... Nhiều chữ ta dùng họ đã thải, nhiều chữ họ dùng, ta cho là lạ tai tuy cả hai đều rút từ một cái kho chữ Hán. Việt, Hoa, Hàn, Nhật đều có những cách diễn-dịch theo từng quan-điểm riêng: Bác cứ xem UN Security Council mà ta gọi là Hội-đồng Bảo-an Liên-hiệp-quốc; Nhật và Hàn đều dịch là 国際連合安全保障理事会/國際聯合安全保障理事會 Quốc-tế Liên-hiệp An-toàn Bảo-chướng Lý-sự Hội; Hoa thì dịch là 联合国安全理事会 Liên-hiệp-quốc An-toàn Lý-sự Hội. Điều lạ là tuy Nhật và Hàn dịch giống nhau về âm nhưng dùng hai chữ liên khác nhau (Nhật dùng 連 "nối liền", Hàn dùng 聯 "kết hợp"). Tóm lại Bốn nước đều dùng chữ Hán mà lại dịch bốn cách khác nhau! Đó là vì ngôn-ngữ bốn nước đã rẽ thành bốn ngả hằng mấy trăm năm rồi. Trường hợp bộ thủ cũng vậy. Bộ trĩ (豸) ta hiểu là con sâu/con giun (Thiều-Chữu), nhưng theo trong liên-kết Bác đưa ra thì là badger (con lửng). Bộ á 襾 là che đậy thì họ lại cho là west (phương tây)... Thật ra tôi không biết tiếng Tàu, vả học chữ Nho theo người Việt nên khi xem báo Tàu cũng chỉ hiểu lõm-bõm vì ngữ-văn và danh-từ chúng nó dùng đối với người Việt thì lạ-lùng, xem qua vẫn không rõ nó nói gì! Duyệt-phố (thảo luận) 09:02, ngày 12 tháng 2 năm 2014 (UTC)

"Con chó (犭) nằm bên bờ ruộng (田) phía trên chất đống cỏ (艹) thì trở thành con mèo (猫)." Bác lầm rồi. Đây là thể hình-thanh, ghép con thú (犭) + âm "miêu" (苗). Không phải là hội-ý (con thú, ruộng, cỏ)."Đục sườn núi (厂), rồi chui vào dùng sức (力) nâng lên ta được cuốn lịch (历)." Đúng ra chữ lịch này 历 là giản-thể chứ không phải chữ nguyên-thủy. Cuốn lịch là 曆 gồm hai chữ hòa 禾 (không phải mộc 木), có thể giải là hai mùa lúa cất trong hang. Dạng chữ mộc 木 là dị-thể. Chữ hòa 禾 mới đúng.Duyệt-phố (thảo luận) 07:42, ngày 13 tháng 2 năm 2014 (UTC)

Nghe Bác nhắc đến "thủ chỉ", tôi chợt nhớ đến điều này, không mấy thanh-tao nhưng cũng cùng trường hợp cùng là chữ Nho nhưng hai ngôn-ngữ hiểu khác nhau. 後門 người Tàu hiểu là cổng sau. Người mình thì cho là chỗ kín tống-xuất các thứ trong ruột ra bên ngoài. Đâm ra có khi phải bật cười vì trong câu 伊尋後門之入 ta thì cười thầm mà Tàu thì thản-nhiên. Duyệt-phố (thảo luận) 01:04, ngày 15 tháng 2 năm 2014 (UTC)

"Lân" theo tôi biết thuộc bộ ấp chứ không phải bộ phụ nên là chữ này 隣 là "sai". Có thể người Tàu, người Nhật dùng những dạng khác mà bên ta không dùng. Duyệt-phố (thảo luận) 02:06, ngày 9 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trộm nghĩ những điểm Bác nêu ra tôi cho là cách học "tiếng Nhật và chữ Nhật", nên không nên xem là học chữ Nho. Ngay cả ai học chữ Nho cũng không dễ mà biết tiếng Hán. Tôi có phần nệ-cổ nên nếu có biết chút đỉnh là biết chữ Nho, chứ ngay cả báo-chí tiếng Hoa tôi xem qua cũng thấy họ viết rất lạ (từ-vựng lẫn ngữ-pháp), nếu có đọc được lên âm cũng không rõ nghĩa hay bắt được cách liên-kết từ-cú của họ. Nếu tiện so-sánh thì ta xem như một người học tiếng La-tinh bỗng thấy chữ Quốc-ngữ, tuy dùng mẫu-tự La-tinh song có bao những thứ riêng-biệt mà chữ cái La-tinh nguyên-thủy hoàn-toàn không có (ă, ư, đ...). Hóa ra thông La-tinh mà nhìn thứ chữ Quốc-ngữ vẫn không nhận được nhiều chữ cái. Các bộ thủ theo tôi hiểu (qua Thiều-Chửu) là cách hiểu của người Việt mình. Hơn nữa nó đã "chết" vào đầu thế-kỷ 20 trong khi những tiếng Hoa, tiếng Nhật tiếp-tục phát-triển nên ta khó mà nắm được học-thuật của họ. Đâm ra ta hay gò chữ họ vào cái khung cổ của ta. Hay nhất là ta chấp-nhận một số dị-biệt của riêng từng ngôn-ngữ, cho là cách đặc-biệt của tiếng Việt, tiếng Nhật...Tiện-thể cũng vấn-đề liên-quan với chữ Nho/âm Hán-Việt: Bác có dịp đọc Đường-thi thì sẽ thấy, nhiều bài thơ của người Tàu mới làm nhưng theo đúng lối cổ; lạ là khi người Việt mình đọc lên theo âm Hán-Việt thì sẽ thấy là thơ lạc vầnthất-niêm hết cả, trong khi họ thì nhất-quyết cho là chỉnh, là vào khuôn phép. Ý tôi là csi học chữ Nho của ta nó có phần như một tử-ngữ, chỉ để hiểu cái xưa, còn họ học là biết cái nay nên hai đường lối càng ngày càng cách-biệt lắm. Nghĩa, âm và dạng chữ của họ biến đổi với thời-gian còn ta thì muốn giữ nó y nguyên. Duyệt-phố (thảo luận) 19:32, ngày 10 tháng 3 năm 2014 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov http://www.angelfire.com/art/enchanter/RDF-LT.jpg http://www.army-guide.com/eng/product4413.html http://aviationweek.com/awin/f135-fan-blows-during... http://3.bp.blogspot.com/-v6MDReOwTGg/UAXrRb2Is8I/... http://www.dorkly.com/post/70267/the-truth-about-y... http://www.foreignaffairs.com/articles/37309/john-... http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/26/t... http://www.itispisa.com/wp-content/gallery/idrovol... http://military-informant.com/images/news/14uTnJsL... http://www.nickbostrom.com/revolutions.pdf